parallax background

Thân Khí Võ Đạo với Nhân Cách, Đạo Đức Cá Nhân và Văn Hóa Dòng Tộc

Võ Đạo Việt Nam với Văn Hóa Dân Tộc và Dòng Tộc
29/04/2014
Báo Vothuat.vn Giải mã môn võ Việt-Nam Huỳnh Đạo
04/05/2014

THÂN KHÍ VÕ ĐẠO VỚI NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN

VÀ VĂN HÓA DÒNG TỘC

B

ản lĩnh tiềm ẩn “Thân khí võ đạo” trong truyền thống “Nhân văn Thượng võ” Việt Nam.Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu hòa trong quá trình xây dụng đất nước nhưng đồng thời lại rất kiên cường trong mọi tình huống phải chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực ngoại xâm.

_DSC1748

Người ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng văn hóa Việt Nam có một trong những nội lực quan trọng đó là truyền thống “Nhân văn Thượng võ” (Humanity – Martial spirit). Khái niệm “Nhân văn” (Humanity spirit) ở đây có thể được hiểu là sự đề cao và liên tục phát triển (nhân lên) “Phẩm chất sống và thái độ sống, ứng xử giữa con người với nhau theo tinh thần “vì (tình) người” (“thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng…”), hoặc “vì (tình nghĩa) cộng đồng” (“tình làng, nghĩa xóm”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”)…”; và, “Thượng võ” (Martial Spirit) là luôn khẳng định “Nội lực, khả năng hành động và bản lĩnh sống, chiến đầu để tồn tại, phát triển nhằm vượt qua thử thách trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong các tình huống bất thường…”. Đó chính là một trong những giá trị cốt lõi của truyền thống Văn hóa Việt Nam được “thể hiện cụ thể qua phương thức vận động tiêu biểu là “dĩ nhu chế cương”, trong sự cân bằng và hợp nhất của lương tri, lòng nhân hậu với ý chí chiến đấu vượt thắng bản thân, chiến thắng mọi kẻ thù bất cứ từ đâu tới. Đó chính là những gì đã góp phần tạo nên “Sức mạnh Việt Nam” như người ta vẫn thường nói”. Theo nghĩa hẹp, “Thượng võ” còn là khả năng chiến đấu của con người Việt Nam bằng một truyền thống võ đạo cụ thể. Chẳng hạn, tiếp nối truyền thống từ những chiến tích lừng lẫy của võ tướng Nguyễn Huỳnh Đức (tên thật Huỳnh Tường Đức, 1748 – 1819), Tổng trấn Bắc Thành và Tổng trấn Gia Định Thành trong giai đoạn đầu thời Nhà Nguyễn cùng các truyền thống văn hóa của các thế hệ gia tộc họ Huỳnh, hơn 20 năm qua môn phái võ cổ truyền Nam Huỳnh Đạo đã được xây dựng và phát triển với hàng vạn môn sinh tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước. Dựa theo phương châm đề cao khẩu hiệu pháp môn “Đức – Đạo – Thiền – Y – Võ”, môn phái Nam Hùynh Đạo không chỉ tập trung hoạt động huấn luyện võ thuật, võ công, võ học, kết hợp với các nền tảng y học cổ truyền, thiền công, khí công, v.v. mà còn đặc biệt quan tâm mục tiêu xây dựng tinh thần võ đạo Việt Nam, thông qua các nội dung sinh hoạt, học tập, nhằm đề cao văn hóa truyền thống dân tộc theo tinh thần “Nhân văn Thượng võ ” thực sự. Điều đó góp phần khẳng định rằng cùng với sự xuất hiện những anh hùng dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa bằng nhiều chiến tích lừng lẫy với võ công xuất chúng qua các thời kỳ lịch sử, đến nay với sự hiện diện những vùng “đất võ” với nhiều môn phái võ cổ truyền dân tộc trên khắp miền đất nước từ Nam chí Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi, thậm chí hoạt động võ thuật còn phát triển rộng ra ở nhiều nơi trên khắp thế giới… tất cả minh chứng rõ ràng rằng Việt Nam có một truyền thống lớn theo tinh thần “Nhân văn Thượng võ” như đã nói !…

Con người (cá nhân) trong đời sống xã hội (cộng đồng) với những mối quan hệ khác nhau từ gần đến xa như gia đình, dòng họ và dân tộc (dòng tộc), tất cả luôn đặt ra những câu hỏi liên quan khía cạnh văn hóa nhằm tạo ra sự phát triển thăng bằng, tốt đẹp nhất trong các mối quan hệ đó, bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất là nhân cách, đạo đức của bản thân mình. Từ thực tế môn phái Nam Huỳnh Đạo (kết hợp liên hệ kinh nghiệm lịch sử – văn hóa Việt Nam), bài viết này bước đầu phân tích làm rõ và đề xuất ý tưởng lấy “Thân khí võ đạo” như là yếu tố cơ bản của văn hóa (nhân cách, đạo đức) cá nhân làm nền tảng cho các mối quan hệ xã hội nói trên.

Ông Huỳnh Quốc Thắng

Bên cạnh và gắn liền tinh thần “Nhân văn Thượng võ” như vậy, nguồn nội lực quan trọng quyết định tạo nên “sức mạnh bên trong” của văn hóa và con người Việt Nam còn là bản lĩnh “Thân khí võ đạo” với nội dung cụ thể như sau :

+ Trước hết, xét về bản chất, trong thân xác con người, sự vận hành thông suốt của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn không chỉ bằng “huyết” (máu) mà còn là bằng “khí“ (hơi thở). Con người từ lúc thọ tinh khí huyết cha mẹ để tượng thai đã có hình thức thở trong bụng mẹ gọi là “thai tức”; sau khi ra đời và từng bước trưởng thành, bên cạnh hơi thở ra, vào qua đường hô hấp mang tính thông thường của “phàm tức”, người ta còn có thể bằng quá trình rèn luyện có phương pháp (khí công) nhằm làm cho hơi thở thâm nhập sâu và liên tục vào trong khí huyết bằng sự lặng lẽ định tâm, định thần để tạo ra “chơn tức“… Y lý phương Đông vẫn thường nhắc đến câu “thông bất thống, thống bất thông” để khẳng định rằng “khí huyết thông thì không đau bệnh và có đau bệnh tất do khí huyết không thông suốt”. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của “khí” như là một điều kiện vật chất làm nền tảng cho sức mạnh thể trạng của con người theo tinh thần “Thượng võ” như đã nói ở trên (Tạm gọi phần này là “Khí vật chất”).

ANH BÀI POST THÂN KHÍ VÕ ĐẠO

+ Điều cần nhấn mạnh ở đây : “Khí” không chỉ là “hơi thở”, là hoạt động của “Khí công” mà nó còn bao hàm nghĩa rộng hơn như người xưa đã nêu : “Xem lại trong thân ta, thì khí ở trong đó. Xem lại trong khí ta, thì thần có ở trong đó”. Khái niệm “thần khí” và “chí khí” nói lên sức mạnh thể chất lẫn tinh thần vốn có của con người có thể được bộc lộ ra bên ngoài theo một hình thức nhất định (ánh mắt, cử chỉ, thần thái…) hoặc tiềm ẩn bên trong để vụt “tỏa sáng” trong các tình huống đặc biệt nào đó. Ví dụ, những con người đủ sức “xả thân” (quên thân mình) vì nghĩa lớn chính là những người nhất thiết phải có một “thần khí” nhằm bộc lộ được “chí khí” của mình theo tinh thần “Nhân văn Thượng võ’’ như đã nói (Tạm gọi phần này là “Khí tinh thần”).

Do con người vốn là một chỉnh thể cho nên theo nghĩa toàn vẹn, hai “khí” như đã nêu nhất thiết có liên quan đến bản thân con người gồm hai phần : “Thân và Tâm. Thân là phần vật chất có hình tướng. Tâm là phần vô hình có khả năng hiểu biết, suy nghĩ, nhớ tưởng, tính toán, lo âu, yêu ghét, và điều khiển thân thể đi đứng, nói năng, hành động,.v.v. Sự liên hệ của Thân và Tâm cũng giống như máy và điện… Điện là một năng lực vô hình nhưng cần thiết để làm cho máy chạy. Thân thể con người cũng vậy, nếu không có tâm bên trong điều khiển thì nó sẽ trở thành một xác chết”. Qua đó có thể xác định “khí vật chất” (khí huyết) có liên quan trực tiếp với “Thân” để trở thành Thân vật chất (thân xác, thể xác, thể lực…) và “khí tinh thần” có liên quan trực tiếp với “Tâm” để trở thành Thân tinh thần (trí tuệ, trí lực, tâm hồn, tâm lực…).

11

Như vậy, khái niệm “Thân khí” có thể được xem là một thuật ngữ hàm nghĩa nói về sự thăng hoa của văn hóa cá nhân, vốn là kết quả sự vận động, tương tác theo chiều hướng tích cực của toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần thuộc về đời sống con người trong tư cách cá thể. Và, khi “Thân khí” ấy phát triển gắn với tinh thần “Nhân văn Thượng võ” như đã nói ở phần trên thì “Thân khí võ đạo” có thể được xem là khái niệm nói về tính mục đích tích cực nhất trong xu hướng phát triển của nhân cách con người Việt Nam. Quan niệm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (tạm dịch nghĩa : Người có đức có tài là “khí” gốc của đất nước, dân tộc) trong quan điểm truyền thống của văn hóa Việt Nam từng được nhiều lần khẳng định trong thực tế lịch sử và từ lâu cho đến nay vẫn như là một điển ngôn có ý nghĩa thiêng liêng được đặt để tại vị trí trang trọng nhất trong Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng hong Hà Nội chính là theo ý nghĩa như vậy. Cũng với tinh thần đó, ngày nay môn phái Nam Huỳnh Đạo với các chuẩn mực theo như những gì tốt đẹp nhất trong truyền thống văn hóa dân tộc như đã nêu, bước đầu xác định định hướng hoạt động của mình là luôn lấy phương châm “HÀNH” làm chủ đạo để tập trung mục tiêu “LẬP THÂN” là nền tảng, là “mật mã” kết hợp với “LÝ” để trong tiếp xúc với “HỒN” (TINH THẦN), ngoài thì đào luyện “KHÍ” và xây dựng “CÔNG LỰC”, cùng với các Ý THỨC, HÀNH VI XÃ HỘI tự giác… Ở đây, thực chất “Lập thân” chính là vấn đề “Lập khí”, và “khí” ở đây không phải chỉ là “hơi thở” (khí công) mà quan trọng hơn nó còn là “tâm khí”, “chí khí”… Theo nghĩa như vậy, “Lập thân” bằng “khí” cũng rất khác với “Lập thân” bằng “trí”, một quan niệm và là một xu hướng còn rất hạn hẹp trong thực tế nhân sinh hiện nay ! Đó không phải chỉ là trí (tri) thức theo cách phân biệt theo lẽ thường tình “ái dục kỳ sinh, ố dục kỳ tử” (tức “yêu muốn cho sống, ghét muốn cho chết” mang tính chủ quan) mà nó phải là “trí tuệ” được thăng hoa thành “khí lực” (tức “tri thức được lau chùi” kết hợp với sức mạnh tâm hồn, tình cảm, tâm linh…) để trở thành nội lực, khí chất con người thực sự.

T

HÂN KHÍ VÕ ĐẠO VỚI NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN

Nói nhân cách, đạo đức cá nhân thực chất là nói đến văn hóa cá nhân, tức các giá trị văn hóa liên quan mọi hoạt động và toàn bộ những gì thuộc về bản thân từng con người cụ thể trong tính hiện thực của nó. Trong đó, khái niệm nhân cách nhằm nói về “tư cách làm người” của mỗi con người và khái niệm đạo đức nhằm nhấn mạnh đến khía cạnh “đạo lý sống” của mỗi nhân cách như vậy. Nhìn sâu hơn, trong cuộc sống đời thường cũng như trong võ học, nói đến “Đạo” là nói đến các quy luật mang tính bản nguyên, phổ quát, tự thân chi phối vạn vật, mọi hoạt động con người và chỉ có thể được nhận thức bằng tư duy thực tại hoặc được hiện thực hóa bằng hành động tự giác thông qua “Đức” sống của con người, là hành xử theo đạo lý sống. Ví dụ, “Võ đạo” và “Võ đức” đã và đang trở thành phương châm rèn luyện không thể thiếu của con người học võ với mục tiêu “lấy tu tâm dưỡng tính, lấy chữ nhẫn, chữ nhịn làm tôn chỉ, lấy tự vệ bản thân làm tín điều để tự răn mình… người thành tâm học võ, luyện võ, đấu võ luôn đi đúng con đường “Chánh Đạo” không lạc sang phía đường “Tà Đạo”… Liên hệ thực tế Nam Huỳnh Đạo kết hợp giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong bài viết : cả hai mặt “Đạo” và “Đức” của người “học” và “hành” võ trước hết phải thông qua bản thân mình để thực hiện việc xác lập mối quan hệ hữu cơ mang tính tất yếu của hai “thân” như đã nêu, tất cả đều cần thiết phải hoàn thiện và tương tác lẫn nhau để góp phần khẳng định vị trí chủ thể của bản thân con người trong các mối quan hệ xã hội khác nhau. Theo đó, vai trò “Thân khí” tất yếu phải được đề cao và xác định như là gạch nối cần thiết để phát triển hài hòa cả “Thân vật chất” lẫn “Thân tinh thần”, là giải pháp quyết định để phát huy tác dụng tích cực của hai thân ấy thông qua vai trò của “Võ đạo”. Trước hết có thể đó là “việc ứng dụng các qui luật vạn vật học, về vũ trụ quan, nhân sinh quan và các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, vạn vật… Trong đó có việc nghiên cứu, ứng dụng vào quá trình hình thành những nguyên lý, công thức ban đầu của các tư thế, động tác võ tự vệ, võ chiến đấu giản đơn ở giai đoạn đầu…”. Tiếp theo trong quá trình phát triển ở những giai đoạn khác nhau, đó là “vận dụng một cách có chọn lọc học thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành… vào tiến trình mô phỏng, cấu trúc, định vị, lắp ghép và hoàn chỉnh các bài quyền, bài binh khí, các đòn thế, các kỹ – chiến thuật… theo nguyên lý Cương – Nhu phối triển. Đồng thời, kết hợp nhuần nhuyễn với kỹ năng vận động nội công gắn với ngoại công… Trong đó, truyền thống thượng võ, ý chỉ chiến đấu, sức mạnh tinh thần được đặt lên hàng đầu…”. Như vậy “Thân khí võ đạo” là nhân tố văn hoá cá nhân nhằm “không phải chỉ để nâng cao sức khỏe, trui rèn trí lực, tâm thần thanh khiết, sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp, diệt gian, trừ bạo, cứu giúp người thế cô, sức yếu, mà chủ yếu là để tu tâm, dưỡng tính, luôn giữ được sự bình tĩnh, tự tin và chủ động xử lý trước mọi hiểm nguy, thử thách”, đồng thời hơn nữa “người trui rèn Võ Đạo còn có khả năng chịu đựng mọi gian nguy, thử thách, luôn nhẫn nại và thành tâm tu luyện “Tâm Đạo”, làm cho tâm trí luôn sáng trong, không một chút vẩn đục, thể hiện đầy đặn “chất dũng”, “chất hùng” và thần thái tiết liệt, kiên trung, không chao đảo, bi lụy, khiếp nhược… sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa…”. Ngoài ra, điều cần nhấn mạnh ở đây qua thực tế Nam Huỳnh Đạo là theo hướng như trên, “Thân khí võ đạo” còn có thể góp phần khắc phục tình trạng bi kịch của xã hội hiện đại ngày nay, một mặt vừa đề cao cái tôi ích kỷ, cái ta cực đoan nhưng mặt khác lại vừa xóa mất vai trò cá nhân theo nghĩa con người ngày càng trở nên khô cứng trong guồng máy xã hội công nghiệp phát triển mỗi lúc mỗi thêm quy mô như người ta vẫn đã và đang thấy. Nói cách khác, “Thân khí Võ đạo” là một trong những mục tiêu, phương thức chiến lược nhằm giúp con người đặc biệt là cho lớp trẻ có điều kiện vươn lên hoàn thiện nhân cách, đạo đức bản thân và từ đó có thể tiến tới thật sự đóng vai trò tích cực trong đời sống xã hội như một chủ thể văn hóa thực sự.

Võ Đạo 01

T

HÂN KHÍ VÕ ĐẠO VỚI VĂN HÓA DÒNG TỘC

Qua bước đầu tổng kết lịch sử và trải nghiệm thực tế, văn hoá Việt Nam có một truyền thống võ đạo “Nhân văn Thượng võ” đáng tự hào và rất cần phải được quan tâm nghiên cứu bảo tồn, phát huy; trong đó Thân khí võ đạo là một mục tiêu, phương thức đóng vai trò, vị trí tích cực có thể góp phần xác lập vị thế chủ thể của con người trong các mối quan hệ xã hội ở mọi hoàn cảnh. Nhìn một cách khái quát nhất, con người là một thực thể văn hóa tổng hòa các mối quan hệ cơ bản mang những giá trị văn hóa xã hội khác nhau, từ gần đến xa đó là: Bản thân (cá nhân), gia đình, dòng họ, dân tộc, nhân loại. Với tính chất và mức độ tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) của các quan hệ đó có thể khác nhau, dù cách nhìn nhận có thể không giống nhau, nhưng con người không thể khác phải ứng xử với các quan hệ đó như là những mặt khác nhau trong bản thân của mình, trong đó “Thân khí” có thể được xem là đầu mối làm “gạch nối”, đơn vị “hạt nhân” cơ bản cho toàn bộ vấn đề. Với cách nhìn nhận ấy, nếu người xưa nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” thì ngày nay chúng ta vẫn phải khẳng định rằng đất nước muốn phát triển vững mạnh không thể khác là phải dựa trên “nguyên khí” của càng nhiều càng tốt những “người có đức có tài”. Qua liên hệ thực tiễn lịch sử – văn hóa Việt Nam và hoạt động võ cổ truyền dân tộc kết hợp thực tế trải nghiệm của môn phái Nam Huỳnh Đạo cho thấy xây dựng “Thân khí võ đạo” có thể được xem đó chính là một trong những phương thức tích cực để góp phần phát triển “nguyên khí” đất nước theo tinh thần như đã vừa nêu trên !

thi tổng bộ võ công Nam Huỳnh Đạo 08