parallax background

Nghề Võ và Văn Hóa Võ Đạo các Dòng Họ ở Nam Bộ giải pháp Kế thừa và Phát triển

Dưỡng Sinh Khí Công Nam Huỳnh Đạo
08/05/2014
Báo Vietnam.vnanet viết về Nam Huỳnh đạo
19/09/2018

NGHỀ VÕ VÀ VĂN HÓA VÕ ĐẠO CÁC DÒNG HỌ Ở NAM BỘ

GIẢI PHÁP KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỀN

T

RONG THỜI KHAI PHÁ MỞ CỎI, MUỐN NAM TIẾN THÌ PHẢI GIỎI VÕ. Cuộc Nam tiến của những chi họ, dòng họ trên đất Nam bộ kéo dài hằng trăm năm.

Sư Phụ Tham Dự Hội Thảo họ Trương 01
Sư Phụ Tham Dự Hội Thảo họ Trương 02
Sư Phụ Chưởng Môn Nam Huỳnh Đạo và Bà Trương Mỹ Hoa ( Nguyên Bí Thư TW Đảng, Nguyên Phó Chủ Tịch Nước CHXHCNVN ) phát biểu tại Hội Thảo Khoa Học " Họ Trương trong Lịch Sử vùng Đất Phía Nam".

Khi đi, dân Ngũ Quảng là đông nhứt, có ít dân từ miền Bắc. Họ gồm: dân nghèo bị áp bức sống ở quê cũ không nỗi, lính tráng của các cuộc đánh nhau tan rã ở lại, dân bị phạm pháp, có những vị quan được phái viễn ở lại. Càng về sau, càng pha trộn nhiều loại, thành phần hơn. Đây là vùng hoang vu luôn có nhiều thách thức. Song làm ăn, kinh doanh thì dễ. Là vùng đất mới, con người có thể sống tự do lang bạc kỳ hồ. Cướp bóc nhiều. Nên ai muốn đi thì phải có võ, giỏi võ để tự vệ. Phải học võ trước càng sành sỏi cảng tốt. Có võ mới tự vệ, bảo vệ được mình và thân nhân. Có thể nói: Nam bộ xưa là đất võ. Đồng Nai là đất võ, Ba Thê, Núi Cấm cũng là đất võ… Chúa Nguyễn Ánh vào Nam, trước mắt thuyết phục cho được Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức….Đây là những lò võ sừng sỏ phía Nam, đã qui tụ hàng ngàn người. Đất Gò Công nếu không có võ, thử hỏi Trương Định làm sao lập căn cứ địa “đám lá tối trời” được. Ở Hóc Môn, có dòng họ Đặng mà Đặng Văn Duy trước theo Nguyễn Tri Phương và thất thủ đồn Chí Hòa, rã quân về lập vùng kháng chiến với Trương Quyền (con Trương Định) đánh Tây từ Tây Ninh, xuống Mỹ Huề, Bàu Sim, Bà Già, Bưng Láng Chà, cùng nghĩa quân của Võ Văn Nhâm ở Bà Già, phủ Voi ở Tân Phú Trung đánh và giết quan ba Tây ở đồn Tạy Thới …

Thời kháng chiến chống thực dân đế quốc, người giỏi võ thì có thể đi bộ đội làm giải phóng quân

Như một bộ phận trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, gia đình, dòng họ Nam Bộ hình thành từ các cuộc Nam tiến. Do hoàn cảnh môi trường sống nơi vùng đất mới khai phá, lúc đi đến cho tới khi ở lại cư trú lâu dài, ai cũng phải giỏi võ. Nghề võ không phải là một nghề nghiệp để sống mà là “nghề” để tồn tại của bản thân, của gia đình dòng họ trước mọi thiên tai địch họa và của cả dân tộc trước nạn ngoại xâm. Không phải ngẫu nhiên mà thực dân Pháp đã cố tình tìm cách triệt phá nghề võ ở Nam Bộ, đó là cách nhằm để hạn chế bạo lực võ trang cách mạng của những người nông dân nơi đây. Nghề võ ở vùng đất này tuy có lúc chìm lúc nổi nhưng nó vẫn tồn tại bằng nhiều hình thức linh hoạt trong dân. Tuy bề ngoài còn mang tính phân tán và có vẻ như một phong trào, nhưng do thường gắn ngay trong văn hóa các gia đình dòng họ, võ thuật Nam Bộ vì vậy là một bộ phận của văn hóa dân tộc và đã góp phần khẳng định về truyền thống “văn hóa võ đạo Việt Nam” rất đậm nét. Qua thực tế như vậy, ngày nay muốn phát huy phong trào võ thuật hoặc bảo tồn và phát triển vốn văn hóa võ đạo dân tộc ở vùng đất Nam Bộ, không thể khác, chúng ta cần chủ ý việc đi thẳng vào dân, vào các gia đình dòng họ ở nơi đây theo cách như môn phái Nam Huỳnh Đạo đã và đang bắt đầu làm ….

Thầy Võ Ngọc An

K

HÔNG PHẢI NGẪU NHIÊN MÀ THỰC DÂN PHÁP TÌM CÁCH DIỆT NGHỀ VÕ Ở NAM BỘ !

Năm 1940. ông chín Diêu (Võ Văn Diêu), ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi tham gia cách mạng bị Pháp bắt đày Côn Đảo và được về năm 1945. Ông từng tích cực vận động thanh niên để tổ chức “Hội thề Bà Già”. Hội này chọn một nghĩa sĩ anh hùng hy sinh ở Bưng Rê, Bến Cát, là cụ tổ Võ Văn Nhâm, thuộc chi họ Võ ở Bà Giá của mình để làm đối tượng tuyên thệ.

Môn Sinh trong buổi Lễ Thi Tổng Bộ Võ Công Nam Huỳnh Đạo

Theo truyền tụng, cụ Nhâm là người rất thông thạo võ thuật, cụ có thể cặp hông bà, nhảy hào sâu vượt ra khỏi “vòng thành” để cứu cho bà thoát thân khi địch tới :

“Ông Võ Văn Nhâm có mộ tại đồng mả song hồn – Bà Già. Ông là con trưởng của Tổ phụ Võ Văn Hay, không có năm sinh (ước chừng sau năm 1818 vài năm), hy sinh trong thời gian thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ. Theo tương truyền, ông Võ Văn Nhâm có hai bà vợ (nhưng không rõ hành trạng, mồ mả). Ông giỏi võ nghệ, dạng người cao lớn, nên từ xưa đến nay đều gọi ông là “Ông Hai Bụng” hoặc “Quan Bụng”. Lúc này phong trào kháng chiến ở Kampuchia do nhà sư Pô-cum-bô lãnh đạo, đã có liên hệ với ông Trương Quyền trong những lần họp đồng chiến đấu, lập trận tuyến dọc biên giới hai nước vùng Tây Ninh. Ông Võ Văn Nhâm lập tức gia nhập hàng ngũ và có một vị trí nhất định trong lực lượng nầy. Về sau vì nhiều lý do phong trào kháng chiến bị thất bại, ông cũng một số nghĩa binh phải chạy đến vùng hiểm trở như Tha La, Bà Sự, Núi Cậu để bảo toàn lực lượng Cuối cùng ông cùng gia quyến lui về Bưng Rê – Long Nguyên (nay là xã Long Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương ẩn mình chờ cơ hội. Ông đã cho đắp một “Vòng Thành” bằng đất làm nơi đóng quân và tránh thú dữ ở vùng Bưng Rê dọc song Thị tỉnh …”

Ở Bàu Siêm, xã Tân Phú Trung, có ông Đặng Công Binh, là đảng viên, từng tham gia tổ chức Nam Kỳ khởi nghĩa, đánh dinh quận Hóc Môn. Ông lợi dụng nghề võ của mình tập họp bọn người cùng hội cùng thuyền, đánh lũ ác ôn, lấy của cho người nghèo, dân quê gọi đó là “dân du côn”, sau Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, ông chín Binh bị Pháp bắn chết. Ở Đức Hòa Long An người ta nói cũng có nhiều “dân du côn” như vậy. Tương tự, “Hội thề Rừng Rong” ở xã An Tịnh. huyện Trảng Bàng sau đó, cũng là hội của những người giỏi võ. Suốt thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc, võ đã từng đi từ các dòng họ để tham gia vào lực lượng bộ đội, nhứt là bộ đội đặc công. Với những thế võ, những cú đánh, trận đánh độc đáo. Bản thân khi ở tù Côn Đảo, chúng tôi từng sống chung với một số bộ đội đặc công, từng học ở họ một số miếng võ, từng xem họ “biểu diễn” để thêm hiểu rằng: trong tình huống nào đó, võ thuật dân tộc có thể giúp chinh phục nghịch cảnh và giải thoát con người…

Môn sinh thi Võ Lý trong Buổi Lễ Thi Tổng Bộ Võ Công Nam Huỳnh Đạo

Qua thực tế xây dựng gia phả ở một số địa phương Nam Bộ cho thấy, văn hóa võ đạo Việt Nam bắt đầu từ trong gia đình, dòng họ Việt Nam . Nói tới “văn hóa võ đạo” là nói về mối quan hệ giữa sinh học con người và văn hóa của con người, nói về quan hệ tương tác giữa thể xác và tinh thần, giữa thể chất và văn hóa hướng tới những lẽ sống tốt đẹp nhất của con người và xã hội, như là “Chân – Thiện – Mỹ” chẳng hạn …

Cũng như là lẽ đương nhiên, “văn hóa võ đạo Việt Nam” chắc chắn là phải xuất phát từ dân tộc Việt Nam, dù có thể tiếp thu ít nhiều vốn võ thuật. võ học của nước ngoài. Mà như vậy, điểm khởi đầu, nguồn cội của võ dân tộc ắt hắn là từ các gia đình, dòng họ Việt Nam. Một minh chứng rõ ràng là qua các bộ gia phả Hán Nôm cổ hoặc mới được dựng, chúng tôi (Trung tâm thực hành Gia phả Viện Lịch sử Dòng họ) phát hiện được hằng trăm chi họ, dòng họ có võ. Chỉ tính riêng phía Nam, mở rộng ra đến Nam Trung Bộ người ta đều có thể thấy rõ về điều đó. Những lò võ nổi tiếng ở Bình Định, ở Đồng Nai, Sông Bé, núi Châu Thới và ở nhiều nơi khác hầu hết đều có liên quan đến các dòng dõi, tộc họ. Ngay môn phái Nam Huỳnh Đạo, một môn phái mới thành lập vài chục năm nay nhưng phát triển khá mạnh ở Nam Bộ (và phát triển cả ra Bắc, ở tỉnh Vĩnh Phúc…) vốn thuộc dòng dõi gia tộc họ Huỳnh từng nhiều đời có truyền thống y – võ, kế thừa từ võ tướng Nguyễn Huỳnh Đức (tức Huỳnh Tường Đức, Tổng Trấn Gia Định thành, Tổng Trấn Bắc Thành đầu thời nhà Nguyễn) và xa hơn là ông thủy tổ Huỳnh Quốc Tuấn (Lễ bộ Thượng Thư đời Lê Trung hưng). Ở Lái Thiêu (Bình Dương), xóm Bà Trà, có họ Hồ, qua nhiều đời, đến nay còn Tiến sĩ Hồ Văn Tường cũng là thầy dạy võ nổi tiếng… Khi thực hiện một số bộ gia phả ở vùng Củ Chi, chúng tôi cũng phát hiện nhiều chuyện giết cọp, như ở bàu (Ông) Nhằm, là nơi cọp ra uống nước, quật chết nhiều người; tương tự, ở dưới đó một quảng, tại cầu (Ông) Úm, cũng là nơi cọp úm người. Người dân phải rủ nhau đánh, giết cọp để cứu dân. Muốn vậy, phải chọn người giỏi võ. Hiện ở bàu (Ông) Nhằm còn miếu thờ người giết cọp liên quan các dòng họ tại địa phương. Chi họ của gia đình thiếu tướng tình báo Trần Văn Danh, ở chợ Hóc Môn nay, có vị thi tổ giỏi võ diệt cọp, sau chết, dân lập miễu thờ tới ngày nay…

Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa võ đạo Việt Nam, phong trào võ thuật dân tộc ở Nam Bộ ngày nay nên phát triển như thế nào?

Trên hết chúng ta phải ưu tiên bảo tồn và phát huy cái bản sắc vốn có của võ dân tộc, đề cao võ ta như võ Bình Định chẳng hạn, đề cao “Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền”, đề cao võ Tây Sơn, trống trận Tây Sơn… tức là đề cao văn hóa võ đạo dân tộc. Tất nhiên bên cạnh đó ta phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa võ thuật, võ đạo thể giới… Nhưng trước tiên, chúng ta hãy cùng đả phá quan điểm “trọng văn khinh võ”. Như đã nói thời Pháp, người có võ thì ắt sẽ vào bộ đội Việt Minh, nên Pháp mới đàn áp, giải tán các lò võ, mới gieo tư tưởng “trọng vãn khinh võ”. Tất nhiên tư tưởng này còn nhiều lý lẽ khác. . . Nhưng không thể nói nước ta chỉ có truyền thống “trọng văn” mà thôi, ngược lại chúng ta phải thấy rằng tinh thần “thượng võ” của Việt Nam là rất đặc sắc, nó xuyên suốt trong quá trình chống phong kiến Trung Hoa, từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu … Rõ ràng ông cha ta thắng giặc Tống thời Lý Thường Kiệt, giặc Mông thời Trần Hưng Đạo, giặc Minh thời Lê Lợi, giặc Pháp, giặc Mỹ thời Võ Nguyên Giáp thì đều phải nhờ cả hai: cả “văn” và “võ” Phải có đường lối chính trị đúng đắn, xuất sắc cùng lòng yêu nước nồng nàn nhưng đồng thờỉ phảỉ có quân đội hùng mạnh với ý chí chiến đấu kiên cường thì mới có thể thắng được giặc. Nói cách khác chỉ có “văn” không mà không có “võ”, hoặc ngược lại thì đều không được ! Cho nên, trong nhiều công trình, bài viết đã công bố của Huỳnh Quốc Thắng – Huỳnh Tuấn Kiệt thường để cập về “Nhân văn Thượng võ”, “Văn võ song toàn”… như một nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam: đó là điều chính xác, thực chất đó là sự thể hiện tự nhiên, thông thường, không hề cường điệu chút nào về sự thực lịch sử. . . Cuối cùng, phải có những võ đường hiện đại, mà ta gọi là lò võ, môn phái võ rõ ràng, như Môn phái Nam Huỳnh Đạo và một số môn phái khác đã và đang làm. Phải có những võ sư điêu luyện có tài có đức với tinh thần luôn đề cao “văn hóa võ đạo” thực sự. Danh hiệu “Đại võ sư” vừa phong tặng cho võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt (chưởng môn của Nam Huỳnh Đạo), một võ sư còn tương đối trẻ tuổi là có nhiều ý nghĩa. Đó là sự quan tâm đúng mức và kịp thời của Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam cùng các cơ quan chức năng.Vấn để không phải chỉ là về thành tích chuyên môn của cả nhân võ sư mà còn là tác dụng xã hội của võ sư đó trong các hoạt động xã hội và góp phần gì cho văn hóa dân tộc, trong đó có cho “võ đạo Việt Nam”. Phưong châm hành động của môn phái Nam Huỳnh Đạo bắt đầu từ ý tưởng của chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt là rất có ý nghĩa. Sức khỏe là biểu hiện đầu tiên của ý thức về văn hóa thể chất thông qua rèn luyện. Từ đó mở rộng liên hệ tới võ thuật, võ đạo và xa hơn là văn hóa dân tộc… Đó là nói đến cả quá trình của sự rèn luyện, tu dưỡng, dạy và học để người dạy (võ sư), người học (võ Sinh), nói chung là người có võ với tấm lòng yêu quê hương đất nước minh, nhất thiết phải trang bị bản lĩnh cho chính bản thân mình. Không chỉ bằng các miếng thế, quyền, cước mà còn là với “thân khí võ đạo” hơn người, để phục vụ cho việc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tô quốc của mình trong mọi tình thế…155.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ, chúng ta còn cần phải tiếp tục đi thẳng vào quần chúng, vào những chi họ, dòng tộc, như Nam Huỳnh Đạo đã và đang đi vào dạy võ cho con cháu chi họ Võ ở Thiên Hộ Cái Bè (Tiền Giang) chẳng hạn… Phát huy hướng đi đúng đắn đó, sắp tới Nam Huỳnh Đạo cần tiếp tục kết hợp với Viện Lịch sử Dòng họ, Ban liên lạc các họ tộc để thực hiện phương thức đi sâu vào dân, vào các dòng tộc để truyền bá võ và học tập tinh thần “văn hóa võ đạo Việt Nam” vốn có trong nhân dân, một nguồn mạch không bao giờ tắt !…